Cửa ra vào có nên làm cửa lùa hay không?

119 lượt xem

Với công đoạn chọn cửa, nhiều gia chủ vẫn đang đắn đo không biết có nên làm cửa lùa hay không? Giải pháp nào cũng tồn tại ưu – nhược điểm, cách tốt nhất chính là phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu. Mong rằng sau khi tham khảo bài phân tích lợi – hại dưới đây về cửa lùi thì có thể giúp bạn cân nhắc được cách làm phù hợp nhất!

Nghiên cứu ưu – nhược điểm để biết có nên làm cửa lùa hay không

Ưu điểm của cửa lùa

Chất liệu tốt, độ bền cao

Khung cửa lùa phần lớn được làm từ sắt, thép và gỗ, những chất liệu có độ bền tốt nhất trong nội thất, cho nên cửa lùa sẽ có độ bền rất cao. Phần mặt cửa thì được làm từ kính cường lực cho nên chuyện hư hại sẽ không dễ xảy ra. Đồng thời thanh ray và bản lề đều được sản xuất với công nghệ hiện đại giúp hạn chế tối đa khả năng xảy ra lỗi để cửa có tuổi thọ cao nhất.

Cửa lùa có tuổi thọ rất cao

Thiết kế đơn giản, thẩm mỹ

Ưu điểm lớn của cửa lùi là có thiết kế đơn giản chỉ với khung nhôm, sắt kết hoặc gỗ hợp với mặt kính. Tuy nhiên không vì vậy mà cửa lùa sẽ thiếu tinh tế. Bởi đơn giản nhưng thẩm mỹ đã không làm mất đi vẻ sang trọng mà còn với loại hình nhà ở hiện đại.

Cửa lùa thiết kế đơn giản những vẫn có phong cách riêng

An toàn dễ sử dụng

Cửa lùa được cố định chắc chắn nên tránh nguy cơ gió đập khi mưa giông. Đây là một ưu điểm đã thuyết phục được nhiều khách hàng chọn dùng cửa lùa.

Cửa lùa có thao tác đóng mở dễ dàng

Tiết kiệm diện tích

Cửa lùa có thiết kế và cách bố trí giống như một bức tường, nên sẽ hạn chế được việc mở ra đóng vào làm choáng chỗ như cửa truyền thống. Nhà ở các thành phố đặc biệt chuộng loại cửa này vì nó có thể giải quyết tốt vấn đề không gian hẹp.

Dùng cửa lùa là một biện pháp tiết kiệm diện tích

Tiết kiệm năng lượng

Với thiết kế che kín 100% khi đóng, không một khe hở, hạn chế tối đa để không khí lạnh rò ra ngoài nên cửa lùa vô cùng thích hợp bố trí ở những nhà có máy lạnh, điều hòa. Hơn nữa, với cửa lùa kính, bạn có thể tận dụng ánh sáng mặt trời để lấy ánh sáng ngay cả khi đóng cửa.

Cửa lùa còn cách âm cách nhiệt tốt hơn các loại cửa truyền thống.

Tiết kiệm chi phí sửa chữa – bảo trì

Cửa lùa có thể thiết kế riêng theo kích thước mà bạn mong muốn, không nhất thiết phải theo mẫu cố định cho nên khi sửa chửa cũng tiện lợi và có giá cả thấp hơn các loại cửa khác. Đồng thời vật liệu để làm cửa lùa cũng không thuộc hàng đắt đỏ, do đó chi phí không phải là nhược điểm của loại cửa này.

Cấu tạo đơn giản dễ dàng bảo trì

Nhược điểm của cửa lùa

Nhược điểm lớn nhất của cửa lùa chính là mặt cửa dễ bị bẩn nếu bạn không cầm tay nắm mà trực tiếp tì vào mặt kính để đóng – mở cửa. Vì gần như 90% mặt cửa lùa đều làm bằng kính. Cho nên bạn có thể chọn cửa gỗ hay cửa sắt để hạn chế vấn đề này.

Thường xuyên lau cửa để tránh hoen ố

Tuy nhiên, mặt cửa lùa là vị trí dễ vệ sinh, bạn chỉ cần dành ít thời gian lau chùi thường xuyên là cửa sẽ luôn sạch kin kít như mới.

Tham khảo một số loại mẫu cửa lùa cho cửa ra vào

Cửa lùa sắt

Cửa lùa sắt 2 cánh

Cửa lùa gỗ

Cửa lùa gỗ 2 cánh

Cửa lùa nhôm

Cửa lùa nhôm 1 cánh nhỏ gọn

Cửa lùa kính

Cửa lùa kính mờ

Cửa lùa kính mờ cát

Cửa lùa 1 cánh

Cửa lùa một cánh nguyên khối bền chắc

Cửa lùa 2 cánh

Cửa lùa gỗ 2 cánh treo

Cửa lùa 3 cánh

Cửa lùa gỗ 3 cánh nhôm kính

Cửa lùa 4 cánh

Cửa lùa 4 cánh khung nhôm

Cửa lùa nhiều cánh

Cửa lùa nhiều cánh thích hợp cho không gian rộng

Mong rằng qua những gì mà Hyun Door vừa gợi ý sẽ có thể giúp bạn tính toán được vấn đề có nên làm cửa lùa hay không. Và cũng mong rằng, những ưu điểm vượt trội của loại cửa hiện đại này sẽ đủ sức thuyết phục bạn.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG HUYN DOOR

Hotline: 0949 998 555

Địa chỉ: A38 -TT17 Nguyễn Khuyến – Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Email: info@huyndoor.com

Chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

Số điện thoại
Zalo